Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Những tư duy đi trước thời đại của bầu Đức

MUA HẾT CẦU THỦ HAY CỦA THÁI LAN VỀ MUA VUI CHO NHM VIỆT NAM

Đầu những năm 2000, bầu Đức bắt đầu tham gia vào sân chơi bóng đá, trở thành Chủ tịch CLB HAGL ở phố Núi. Dù chỉ mới gia nhập làng túc cầu nhưng tỷ phú Pleiku đã có tư duy cực kì táo bạo là "Trước mắt, Thái cứ có ngôi sao nào hay là tui 'lụm' anh đó, để họ không dám nói mình này nọ".

Thời điểm ấy, bóng đá Thái Lan vượt trội bóng đá Việt Nam. ĐTQG Việt Nam thường xuyên phải nhận những thất bại "muối mặt" trước đối thủ. Rất cay đắng vì điều đó, bầu Đức ấp ủ ước mơ giúp bóng đá Việt Nam thắng Thái Lan và trước mắt, ông tìm cách mua hết cầu thủ giỏi xứ Chùa vàng về HAGL. Trên thực tế, bầu Đức có tới 3 ý đồ khi làm việc này.

Thứ nhất là để các cầu thủ Thái Lan phải đá bóng mua vui cho NHM Việt Nam, và Thái Lan không thể chê bai gì chúng ta khi cầu thủ của họ còn phải sang Dải đất hình chữ S "kiếm cơm".

Thứ hai là để các cầu thủ Thái Lan phải truyền bá khả năng, tư duy bóng đá ở Việt Nam, góp phần giúp cầu thủ của chúng ta khi chơi cùng, hoặc đối đầu họ, tiến bộ hơn và cũng hiểu rõ đối phương hơn để sau này gặp nhau dễ bề ngăn cản.

Thứ ba, dĩ nhiên các ngôi sao Thái Lan khi đó rất mạnh và họ giúp HAGL trở thành một tên tuổi lớn, liên tiếp đoạt danh hiệu V.League (2003, 2004).

Chính sách dùng siêu sao Thái Lan của bầu Đức ban đầu dĩ nhiên cũng gặp khó khăn. Kiatisak thừa nhận chẳng biết bầu Đức và HAGL là gì mà dám gạ hỏi chiêu mộ anh. Nhưng rồi trước số tiền khổng lồ và những ưu đãi khó tin do tỷ phú phố Núi bày ra, Zico Thái cũng đến Pleiku.

Những tư duy đi trước thời đại của bầu Đức - Ảnh 1.

"Khoảng năm 2000 nói đến Kiatisak, cả Đông Nam Á ai chẳng biết. Anh ta là chân sút mà đội bóng nào trong khu vực cũng muốn có. Nhưng lúc ấy, đến cả Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chẳng dám mơ chứ đừng nói gì đến các đội bóng đang thi đấu ở Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog V-League, và càng không thể nói đến HAGL, một cái tên vô danh ở tận núi rừng Tây Nguyên đang chơi ở hạng Nhất không mấy ai biết đến.

Nhưng lúc đó tôi nghĩ khác. Tại sao mình có tiền, có khả năng thuyết phục lại không thử một phen. Được hay không được, thử mới biết. Gọi điện, fax, email… làm cả, nhưng Sắc vẫn không nhấc máy, không hồi âm. Càng bặt vô âm tín, chúng tôi càng liên lạc không ngừng. Lỳ như thể tán gái vậy" - bầu Đức kể lại chuyện mình theo đuổi để có được Zico Thái về phố Núi.

Sau khi có Kiatisak thì mọi chuyện đơn giản hơn nhiều, HAGL chiêu mộ được thêm không ít siêu sao Thái Lan, như Chukiat, Dusit, Sakka...

Những tư duy đi trước thời đại của bầu Đức - Ảnh 2.

Thời điểm chiêu mộ Kiatisak, bầu Đức từng hứa sẽ trả lương cho anh cao hơn 20% những lời đề nghị từ CLB khác, đồng thời cấp thêm biệt thự, xe Mercedes... Để Zico Thái tin tưởng, bầu Đức thậm chí còn trả luôn 2 năm lương với mức 7000 USD/tháng.

BỎ CÁCH LÀM BÓNG ĐÁ KIỂU "ĂN XỔI" ĐỂ CHUYỂN SANG ĐÀO TẠO TRẺ

Trước khi có Học viện HAGL, Việt Nam cũng có lò SLNA nổi tiếng về đào tạo trẻ. Nhưng đào tạo trẻ một cách chuyên nghiệp theo giáo án quốc tế, có sự kết hợp chặt chẽ với các đơn vị danh tiếng trên thế giới thì còn vô cùng lạ lẫm.

Trong bối cảnh đó, năm 2007, bầu Đức quyết định từ bỏ cách làm bóng đá theo kiểu "ăn xổi" tức chăm chăm mua sao về cạnh tranh danh hiệu mà tìm sang tận Anh, gặp gỡ HLV Wenger của Arsenal.

Sau vài buổi tiếp xúc với vị HLV người Pháp, bầu Đức vỡ ra rất nhiều và quyết định về đầu tư tiền bạc, xây dựng Học viện HAGL rộng 5 ha, kết hợp với đơn vị JMG để "trồng cầu thủ".

Những tư duy đi trước thời đại của bầu Đức - Ảnh 4.

Về Học viện HAGL xem "lũ trẻ" đá bóng là một liều thuốc tinh thần cho bầu Đức mỗi khi gặp chuyện khó khăn, căng thẳng.

Theo một vài nguồn tin, bầu Đức tốn 50 triệu USD để kết hợp với thương hiệu JMG trong 10 năm. Ngoài ra, ông tốn thêm khoảng 20 triệu USD để đào tạo 4 lứa cầu thủ của Học viện HAGL, mà kết quả hiện chúng ta có là những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn cực kì nổi tiếng, tài năng.

Nhưng quan trọng hơn của việc bầu Đức xây dựng Học viện HAGL là tạo nên một hiệu ứng, khiến những ông bầu khác cũng nghĩ và bắt tay thực hiện việc xây dựng Học viện. So với thời chỉ có lò SLNA và sau đó là HAGL, hiện Việt Nam còn có lò Hà Nội, lò Viettel, lò VPF, lò Bình Dương... và nhiều lò lớn nhỏ khác nữa, kết hợp với những tên tuổi như Juventus...

LÀN SÓNG XUẤT NGOẠI CẦU THỦ

Nhiều ý kiến có thể tranh luận về việc bầu Đức cho xuất ngoại Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường không thành công. Nhưng có lẽ nên xem lại trong quá khứ, Việt Nam đã có những ai xuất ngoại thành công và số lượng là bao nhiêu?

Không ít ngôi sao Việt Nam từng được CLB nước ngoài đề nghị chuyện chiêu mộ trong quá khứ, nhưng cơ hội đều trôi qua chỉ vì những lý do lãng xẹt như e ngại, hay còn thiếu hiểu biết về môi trường nước ngoài.

Không riêng gì bóng đá, ở bất cứ lĩnh vực nào thì thành công cũng phải cất bước từ những bước dò dẫm đầu tiên, mà đa phần vẫn thất bại nhiều hơn. Bầu Đức không đơn giản là đánh bạc trong những thương vụ xuất ngoại của mình.

Ông đã cố gắng trang bị nhiều nhất có thể cho những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường dù rằng họ vẫn thất bại. Nhưng không thể phủ nhận, tư duy của bóng đá Việt Nam về việc xuất ngoại đã thay đổi, khai mở quá nhiều sau những thương vụ của bầu Đức.

Những tư duy đi trước thời đại của bầu Đức - Ảnh 5.

Cầu thủ STVV rất thân thiện với Công Phượng, chứ không kì thị như Công Vinh từng chia sẻ về chuyện anh ở Bồ Đào Nha.

Hãy nhớ lại, với chỉ gần 10 năm trước đây, khi Công Vinh đến Bồ Đào Nha, chẳng phải chính anh cũng lâm vào một nhầm lẫn nghiêm trọng, rồi về truyền đạt rộng rãi lại điều đó, rằng cầu thủ châu Á thường bị kì thị tại châu Âu đó sao? Nếu không có Công Phượng và sau này là Văn Hậu đến châu Âu, chúng ta sẽ bị nhầm lẫn đến bao giờ?

Nếu không có những thất bại của Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... chúng ta sẽ lấy đâu ra ví dụ thực tế để phân tích, để làm tốt hơn trong tương lai?

Một câu chuyện khác. Một chuyên gia chuyển nhượng quốc tế từng tâm sự với người viết về khả năng xuất ngoại của những ngôi sao Hà Nội FC. Điều chuyên gia này lo ngại nhất là Hà Nội FC có thể sẽ giữ người lại trong nước mà không cho ra nước ngoài thi đấu.

Những tư duy đi trước thời đại của bầu Đức - Ảnh 6.

Sau HAGL sẽ là Hà Nội FC cho cầu thủ xuất ngoại ồ ạt?

Nhưng chỉ sau độ 2 năm mà HAGL liên tục cho người xuất ngoại, bầu Hiển cũng đã thay đổi tư duy. Ông đã cho Văn Hậu đến Heerenveen và có thông tin cũng sẽ sớm gật đầu để Quang Hải đến "xứ người" chinh chiến.

Chúng ta có thể tiếc nuối khi nhiều ngôi sao Việt Nam, cụ thể ở đây là HAGL xuất ngoại nhưng không thành công. Chúng ta có thể cho rằng họ đã hao phí tuổi xuân một cách không cần thiết vì những quyết định của bầu Đức.

Nhưng tài năng như họ còn chưa thể thành công thì ai mới đủ khả năng ra nước ngoài làm "bước chân dẫn đường"? Sự hy sinh nào cũng có giá trị và ở đây, bản thân những ngôi sao HAGL cũng thu được nhiều bài học quý giá khi ra nước ngoài thi đấu.

Đến một ngày nào đó khi chúng ta có cầu thủ xuất ngoại thành công, vai trò của bầu Đức sẽ là không thể phủ nhận. Người ta hay nói rằng bầu Đức ít hiểu biết về chuyên môn bóng đá. Thế nhưng ông là một doanh nhân tài ba, thành đạt và tầm nhìn của ông thật sự đáng quý biết bao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét